Du Lịch Tây Yên Tử

MỘT TRONG NHỮNG ĐỊA ĐIỂM TỐT NHẤT ĐỂ DU LỊCH & THƯỞNG THỨC

Tây Yên Tử - Niềm tự hào du lịch Bắc Giang

Không gian văn hóa - Phật giáo Trúc Lâm vùng Tây Yên Tử với những giá trị đặc sắc của khu du lịch văn hóa tâm linh, ngày càng thu hút đông đảo du khách thập phương tìm đến, đang trở thành sản phẩm du lịch quan trọng của tỉnh Bắc Giang.
Khu du lịch tâm linh, sinh thái Tây Yên Tử ra đời nhằm tái hiện con đường hoằng dương phật pháp của Phật hoàng Trần Nhân Tông (dọc sườn dãy Tây Yên Tử từ chùa Vĩnh Nghiêm - Yên Dũng, chùa Mã Yên, Hòn Tháp (Cẩm Lý - Lục Nam), Hồ Bấc (Huyền Sơn - Lục Nam), chùa Am Vãi (Nam Dương - Lục Ngạn)...) trên cơ sở vừa khai thác, vừa phát huy giá trị phong phú về các nguồn tài nguyên thiên nhiên sinh thái của vùng núi Tây Yên Tử. Đây cũng chính là phương thức du lịch và ý nghĩa của “Du lịch sinh thái, tâm linh” Tây Yên Tử.

Đến với nơi đây, du khách có dịp tìm hiểu thêm về thiền phái Trúc Lâm Yên Tử gắn với cuộc đời của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được hình thành ở quốc gia Đại Việt từ khoảng giữa thế kỷ XIII, vị thiền sư có công đặt nền móng cho sự hình thành Thiền phái này là Tuệ Trung Thượng sĩ Trần Tung, thuộc dòng tôn thất nhà Trần. Ngài cũng là đại sư truyền đăng cho Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông, người chính thức sáng lập ra phái thiền mang đặc trưng Phật Việt trên cơ sở hệ thống tư tưởng ba Phật phái Tiniđalưuchi, Vô Thông Ngôn, Thảo Đường vào những năm cuối thế kỷ XIII.

ĐIỂM DU LỊCH CHECK-IN

Tự do khám phá Tây Yên Tử

Độc đáo văn hóa người Dao Bắc Giang

2
Dân tộc Dao trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 10 nghìn người cư trú tại 4 huyện miền núi: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế. Trong đó, người Dao tập trung nhiều nhất tại huyện vùng cao Sơn Động. Trước đây, đồng bào Dao sống du canh, du cư nay đã định canh, định cư ổn định. Dù cuộc sống thay đổi song phong tục, tập quán, nét sinh hoạt của người Dao vẫn giữ được bản sắc văn hóa đặc trưng của mình. Hiện đồng bào Dao luôn đoàn kết với đồng bào các dân tộc trong tỉnh, cùng chung tay xây dựng cuộc sống no ấm, hạnh phúc. Phụ nữ bản Na Lang, xã Phong Minh (Lục Ngạn) bảo tồn trang phục truyền thống. Thiếu nữ Dao, bản Nà Hin, xã Vân Sơn (Sơn Động). Ông Bàn Cường, già làng bản Thanh Chung, thị trấn Tây Yên Tử, người duy trì bảo tồn chữ viết người Dao. Người Dao, thị trấn Tây Yên Tử trồng cây dược liệu làm thuốc. Chuẩn bị trang phục cho cô dâu trong ngày cưới. Lễ cấp sắc, nét văn hóa độc đáo của người Dao. Đồng bào Dao, xã Đồng Vương (Yên Thế) trẩy hội. Hát soong hao của người Dao, xã Kim Sơn (Lục Ngạn). Nước sạch về bản Văn Non, xã Lục Sơn (Lục Nam). Một góc bản Mùng, xã Dương Hưu (Sơn Động)-nơi 100% đồng bào Dao sinh sống.
Xem thêm
Bắc Giang- Đền Thần Nông - Suối Mỡ
Bắc Giang- Đền Thần Nông - Suối Mỡ

Những giá trị tiêu biểu, nổi bật toàn cầu của hệ thống di tích và danh thắng Tây Yên Tử

5
Tây Yên Tử là vùng đất nằm ở sườn phía Tây cánh cung Đông Triều, thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang. Sử sách ghi nhận, núi Yên Tử là một trong những phúc địa của Giao Châu xưa. Dải núi này chia làm hai phần: Phía Đông thuộc địa phận hai tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương; phía Tây thuộc tỉnh Bắc Giang. Hệ thống di tích và danh thắng Tây Yên Tử nằm trải rộng bên sườn Tây Yên Tử thuộc các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động, rất phong phú, đa dạng bao gồm các công trình tôn giáo tín ngưỡng như đình, chùa, đền, nghè… có giá trị đặc biệt gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt là thời Lý-Trần (thế kỷ XI-XIV) và kéo dài sang thời Lê - Nguyễn (thế kỷ XVII- XIX). Với địa thế núi cao, cảnh đẹp nên từ xa xưa, khu vực sườn Tây Yên Tử đã được các vị vua thời Lý - Trần lựa chọn là nơi dựng chùa, tu tâm, tham thiền học đạo. Dấu tích các ngôi chùa cổ thời Lý - Trần thuộc sườn Tây Yên Tử địa phận Bắc Giang được phát hiện ở chùa Am Vãi, Hàm Long xã Nam Dương, Lục Ngạn; tại huyện Lục Nam có các chùa: Yên Mã, xã Bắc Lũng; chùa Hồ Bấc xã Nghĩa Phương; chùa Bình Long xã Huyền Sơn; chùa Hòn Tháp xã Cẩm Lý; chùa Cao, xã Khám Lạng; chùa Đám Trì, Đồng Vành, xã Lục Sơn; tại huyện Yên Dũng có chùa Vĩnh Nghiêm. Khảo sát tư liệu Hán - Nôm và truyền tích có liên quan đến di tích các ngôi chùa cổ trên dãy Yên Tử thuộc địa phận Bắc Giang các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều nội dung có liên quan đến Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tiêu biểu như: chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Hồ Bấc, chùa Hòn Tháp... Từ thế kỷ XI - XIV (thời Lý - Trần), Tây Yên Tử trở thành miền đất Phật thiêng, nơi tham thiền học đạo của các thiền sư trong đó có Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Sau hai lần lãnh đạo quân dân đánh đuổi giặc Mông - Nguyên ra khỏi bờ cõi Đại Việt, ngài đã tích cực khôi phục đất nước và làm cho quốc gia Đại Việt trở nên hưng thịnh rồi nhường ngôi cho con lên núi Yên Tử tu hành, sáng lập ra Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Việc hình thành chùa Vĩnh Nghiêm, trung tâm Phật giáo của nước Đại Việt và hệ thống các di tích bao gồm các ngôi chùa cổ sườn Tây Yên Tử đã minh chứng rõ nét nhất cho sự hưng thịnh của Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo Trúc Lâm giai đoạn này. Nếu Đông Yên Tử tỉnh Quảng Ninh là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu tập, thì Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang là con đường hoằng dương Phật pháp của vị vua từng rũ bỏ vinh hoa phú quý, chuyên tâm tu hành và tạo dựng một dòng Thiền mang đậm bản sắc dân tộc Việt. Sử sách ghi: Năm 1293, ngài rời ngai vàng nhường ngôi cho Thái tử Trần Thuyên (Trần Anh Tông) và kế vị Thái Thượng hoàng, năm sau (1294) xuất gia lên núi ẩn cư tu thiền học Phật. Chùa Sơn Tháp tọa trong khe núi Lòng Thuyền, nay thuộc địa phận thôn Giáp Sơn, xã Cẩm Lý (Lục Nam). Sư tổ Pháp Loa và đệ tam Huyền Quang cũng theo con đường phía Tây Yên Tử hành đạo phật sự của Trúc Lâm. Các hòa thượng tiền bối Trúc Lâm cho mở mang, xây dựng chùa tháp, phát triển đạo Phật rộng khắp ở vùng Bắc Giang. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chùa Sơn Tháp chính là nơi ghi dấu ấn đầu tiên khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông rời kinh đô vào núi tu hành. Sự kiện này có lẽ là khởi đầu của con đường hoằng dương Phật đạo của Ngài ở vùng Tây Yên Tử sau này. Có thể thấy, con đường hoằng dương Phật pháp của Phật Hoàng nằm trọn vẹn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Nếu chùa Sơn Tháp là nơi ghi dấu ban đầu ngài lên Yên Tử tu hành thì chùa Vĩnh Nghiêm là nơi ngài nhiều lần đến thuyết giảng Phật pháp và độ điệp chúng sinh. Người có công truyền đăng cho hai đệ tử xuất sắc là Pháp Loa Đồng Kiên Cương và Huyền Quang Lý Đạo Tái. Pháp Loa tiếp tục con đường hoằng dương Phật pháp, mở mang nhiều ngôi chùa tháp ở sườn Tây Yên Tử thuộc địa phận Bắc Giang ngày nay. Nhiều chùa, am ở Tây Yên Tử trên con đường hoằng dương Phật pháp của Trần Nhân Tông sau này là Thiền sư Pháp Loa như: Chùa Hồ Bấc (xã Nghĩa Phương), chùa Bát Nhã (xã Huyền Sơn), chùa Mã Yên (xã Bắc Lũng), chùa Cao, chùa Khám Lạng (xã Khám Lạng), chùa Nhạn Tháp (xã Tiên Nha), chùa Đám Trì (xã Lục Sơn) thuộc huyện Lục Nam; chùa Am Vãi, chùa Hàm Long (xã Nam Dương) thuộc huyện Lục Ngạn... Sau này, ngoài những ngôi chùa chính, trung tâm Phật giáo đào tạo các tăng đồ trong cả nước như chùa Vĩnh Nghiêm, trong dân gian còn xuất hiện nhiều ngôi chùa của Thiền phái Trúc Lâm, như chùa Kế, thành phố Bắc Giang; chùa Bảo An, xã Cương Sơn (Lục Nam) thờ Tam Tổ Trúc Lâm, thậm chí có cả những ngôi đình thờ Tam Tổ Trúc Lâm như đình Đại Khánh, xã Lãng Sơn (Yên Dũng); đình Mai Sưu, xã Trường Sơn (Lục Nam)… Đó là sự kế thừa và hưng thịnh đạo Phật trên con đường hoằng dương Phật pháp của đức Phật Hoàng. Như vậy cho tới giữa thế kỷ XIV thì mối quan hệ giữa Yên Tử với cả nước đã ở vào đỉnh cao. Các di tích chùa cổ trên núi Tây Yên Tử thuộc địa phận Bắc Giang có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với danh thắng Yên Tử thông qua con đường hoằng dương Phật pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Hệ thống chùa Yên Tử hình thành cùng lúc với các con đường nối liền các điểm với nhau thành một mạng kéo dài từ Quỳnh Lâm - Yên Tử - Thanh Mai - Côn Sơn - Khám Lạng và về trung tâm Vĩnh Nghiêm. Câu ca: “Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm/ Vĩnh Nghiêm chưa tới thiền tâm chưa đành” là một bằng chứng cho thấy vai trò, vị trí và mối liên hệ của hệ thống di tích này trên con đường hoằng dương Phật pháp. Từ đó có thể nhận định rằng: đường liên hệ giữa các di tích ở Tây Yên Tử thuộc địa phận Bắc Giang với hệ thống di tích Yên Tử (khu Đông Yên Tử - tỉnh Quảng Ninh) có mối quan hệ song song tồn tại và gắn bó hữu cơ với nhau để duy trì sự phát triển của phật giáo Trúc Lâm ở giai đoạn này. Nằm trong hệ thống núi Yên Tử, khu vực sườn Tây Yên Tử thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang còn được thiên nhiên ban tặng những danh thắng với cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú, độc đáo được bảo tồn khá nguyên vẹn. Trước hết phải kể đến Khu di tích danh thắng đền Suối Mỡ - nơi khởi đầu của tục thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Đền Suối Mỡ (còn gọi Vực Mỡ) là tên gọi chung cho quần thể di tích đền Hạ, đền Trung và đền Thượng thuộc xã Nghĩa Phương (Lục Nam). Đền Suối Mỡ thờ Thánh Mẫu Thượng ngàn, từng được sắc phong của các triều vua là: “Thần thông quảng đại càn, thập nhị tôn nàng Vực Mỡ”. Ngôi đền cổ được xây dựng từ lâu đời bên cạnh dòng suối Mỡ tạo nên không gian văn hoá tâm linh giữa đại ngàn. Ngoài ngôi đền thiêng thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn, cảnh sắc danh thắng Suối Mỡ còn là nơi tham quan nghỉ dưỡng hấp dẫn cho du khách. Năm 1988, thắng cảnh Suối Mỡ và đền Suối Mỡ đã được xếp hạng cấp quốc gia. Năm 2015, lễ hội đền Suối Mỡ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Danh thắng suối Nước Vàng xã Lục Sơn (Lục Nam) được công nhận là danh thắng cấp tỉnh năm 2003. Suối Nước Vàng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử. Hệ động vật và thảm thực vật ở suối Nước Vàng phong phú, nhiều tầng lớp, nhiều loài quý hiếm. Ở đây có các dòng suối xen cài kết hợp thảm rừng nguyên sinh hoang sơ tạo môi trường khí hậu trong lành. Suối Nước Vàng đẹp ở cảnh rừng, khí hậu thiên nhiên ưu đãi, nhưng cuốn hút du khách nhất vẫn là vẻ đẹp lạ, đặc biệt bởi suối nước quanh năm chảy ra có màu vàng sánh như màu mật ong rừng hấp dẫn du khách tham quan nghỉ dưỡng. Thác Ba Tia - điểm du lịch sinh thái bên non thiêng Tây Yên Tử thuộc xã Tuấn Mậu (Sơn Động). Người dân địa phương gọi thác Ba Tia bởi lẽ là nơi 3 ngọn thác nước cùng đổ về tạo nên mạch nguồn của con suối Nước Vàng. Ở đây có các thác nước hùng vĩ ở độ cao 20m ngày đêm tung bọt trắng xoá. Do ở địa thế cao dần có những dòng thác đổ xuống nên nhiều chỗ xuất hiện bồn tắm tự nhiên. Ở thác Ba Tia, nhiệt độ quanh năm ôn hoà, dịu mát, phong cảnh nguyên sơ, không khí trong lành lại được chinh phục những ghềnh đá, thác nước cao vút nối tiếp nhau như những bậc thang khiến du khách thích thú. Bao bọc quanh thác nước là những cánh rừng nguyên sinh với nhiều loại cây lấy gỗ quý hiếm đồng thời còn là kho thuốc quý của đồng bào dân tộc nơi đây. Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ nằm ở khu vực Tây Yên Tử, thuộc xã An Lạc, huyện Sơn Động. Đây là khu rừng nguyên sinh tiêu biểu cho vùng Đông Bắc Việt Nam, có diện tích 7.153ha được quy hoạch thành ba phân khu chính. Nơi đây có hệ động thực vật phong phú và được đánh giá là đa dạng về loài, về các chi, họ thực vật, trong đó có nhiều loài thực vật và động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam; có giá trị nhiều mặt về kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn gien. Do đặc trưng địa hình núi cao, khí hậu trong lành, mát mẻ của rừng nguyên sinh lại xuất hiện những suối nước trong mát, Khe Rỗ thích hợp cho những chuyến picnic, leo núi khám phá thiên nhiên. Thắng cảnh Vực Rêu là tên gọi của một vực nước sâu nằm gọn dưới khe núi Lòng Thuyền có chiều dài chừng 3km, hai bên bờ đều là núi thuộc địa phận thôn Giáp Sơn, xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam. Thảm thực vật hai bên suối khá phong phú, có những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi rễ xù xì ôm chặt vào vách núi, lại có những dải lá thả xuống lòng suối mềm như liễu rủ… Càng đi dần lên cao lòng suối lúc thắt lại, lúc phình to, hai bên vách đá có dịp phô hết những nét đẹp khoẻ khoắn thiên tạo của mình, lòng suối chỗ này là những mô đá nhỏ lô xô chạy giật cấp như chân ruộng bậc thang của đồng bào vùng cao; chỗ kia dưới làn nước trong veo là những tảng đá to, nhỏ nằm bên nhau với đủ hình dạng; hòn thì rêu phủ đầy, hòn thì giống con cá, lại có chỗ là những tảng đá phẳng lì… Đặc biệt, soi mình dưới làn nước trong vắt là rất nhiều bướm đủ màu sắc, tiếng chim hót véo von, trong trẻo khiến ta có cảm giác được trải lòng cùng hòa với thiên nhiên. Không biết từ bao giờ thác nước này đã xối xả khoét sâu vào lòng khe tạo thành một vực nước sâu và rộng tới hơn chục mét, nước quanh năm trong vắt có thể thấy rõ từng đàn cá nhỏ bơi dưới đáy. Cứ mỗi đoạn có thác nước thì ở đó lại có một bồn tắm thiên tạo kỳ thú mà ai đã có dịp đến đây khó có thể bỏ qua. Khu du lịch tâm linh-sinh thái Tây Yên Tử thuộc xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động, nằm kề ngay Khu di tích quốc gia đặc biệt Yên Tử (Quảng Ninh) tạo thành một thể thống nhất với khu bảo tồn thiên nhiên và khu tâm linh của tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh. Đến với nơi này, du khách sẽ được hòa mình vào mây núi, những cánh rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật và cảnh sắc thiên nhiên phong phú đa dạng với 5 kiểu thảm thực vật chính: Trảng cỏ và cây bụi, trảng hóp xen cây gỗ nhỏ và tre nứa, kiểu rừng kín cây lá rụng, kiểu rừng kín cây lá kim, kiểu rừng cây gỗ lá rộng, cảm nhận được sự yên bình, trong lành cùng sự hùng vĩ của cảnh quan và bề thế, uy nghi của các công trình kiến trúc. Năm 2014, tỉnh Bắc Giang bắt đầu xây dựng Khu Du lịch tâm linh-sinh thái Tây Yên Tử trên tổng diện tích 13,8 ha, bao gồm 4 cụm chùa độc lập gồm: Chùa Trình, chùa Hạ (chùa Phật Quang), chùa Trung, chùa Thượng (chùa Kim Quy), các điểm chùa có cao độ từ 145 m đến gần 1.000 m, kết nối với chùa Đồng, tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh thiêng Yên Tử. Thông qua những giá trị nổi bật nêu trên có thể thấy, hệ thống di tích và danh thắng Tây Yên Tử có mối liên hệ mật thiết trong quần thể di tích và danh thắng Yên Tử. Những giá trị về lịch sử văn hóa, Phật giáo và cảnh quan di tích, danh thắng vùng Tây Yên Tử Bắc Giang góp phần làm tăng thêm giá trị đặc biệt cho di tích và danh thắng Yên Tử ở Việt Nam. Các địa phương vùng Đông và Tây Yên Tử (Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang) liên kết để đánh thức tiềm năng giá trị di sản, cùng phát triển, tạo nên một quần thể di tích và danh thắng độc đáo mang giá trị nổi bật trên toàn cầu, đáp ứng đầy đủ tiêu chí để đề cử UNESCO đưa vào danh mục di sản văn hóa thế giới là trách nhiệm không chỉ của tỉnh Bắc Giang mà còn là trách nhiệm chung của các tỉnh trong công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Xem thêm

MÙA VÀNG Ở NƠI DUY NHẤT CÓ ĐỀN THỜ THẦN NÔNG

1
Xã Cẩm Lý, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang là nơi duy nhất của Việt Nam cũng như cả khu vực Đông Nam Á có Đền thờ Thần Nông được xây dựng khang trang, trở thành một địa chỉ tâm linh để người dân bốn phương lui tới cầu xin một năm mưa thuận gió hòa, sản xuất nông nghiệp phát triển.
Xem thêm
Bắc Giang- Đền Thần Nông - Suối Mỡ
Bắc Giang- Đền Thần Nông - Suối Mỡ

Am Vãi linh thiêng

1
Trong chuyến hành trình khám phá vẻ đẹp của vùng đất Bắc Giang, điểm đến tiếp theo của chúng tôi trên đất Lục Ngạn là núi Am Vãi, nơi có một ngôi chùa cổ đang tọa lạc, đó chính là chùa Am Vãi.
Xem thêm

Trải nghiệm

Kiến thức, cẩm nang hữu ích và những nghiên cứu chuyên sâu trong ngành du lịch

Hoạt động