Đặc sản na dai Lục Nam, Bắc Giang

09 Tháng 4, 2021 | Admin

Na dai Lục Nam quả to, đều, ngọt, mẫu mã quả đẹp, giữ được chất lượng tươi ngon lâu hơn các loại na ở vùng khác nên được thương lái của nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương...

Cây na dai được người dân trồng ở Lục Nam từ rất lâu. Khoảng 15 năm trở lại đây, na đã trở thành cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương. Nhờ kỹ thuật khống chế để cho na ra trái vụ đã kéo dài vụ na từ 1,5 tháng lên 5-6 tháng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đến nay, diện tích sản xuất na toàn huyện hơn 1.700 ha, trong đó có hơn 100 ha được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, diện tích sản xuất theo hướng VietGAP khoảng 1.050 ha. Hiện na dai được trồng tập trung ở các xã: Huyền Sơn, Cương Sơn, Nghĩa Phương, Đông Phú, Đông Hưng và Lan Mẫu. Năm 2020, doanh thu từ cây na ước đạt 350 tỷ đồng

Na dai Lục Nam quả to, đều, ngọt, mẫu mã quả đẹp, giữ được chất lượng tươi ngon lâu hơn các loại na ở vùng khác nên được thương lái của nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Lào Cai... đến thu mua tiêu thụ.

Sản phẩm na dai Lục Nam đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể thương hiệu “Na Lục Nam”, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương.

Ban biên tập Môi trường và Đô thị Việt Nam giới thiệu cùng bạn đọc bộ ảnh na dai Lục Nam do nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Kế thực hiện:

Theo MT&ĐT

Các loại kẹo truyền thống

Kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng… được sản xuất bằng các nguyên liệu như lạc, đường, mạch nha, vừng, bột gạo là những sản phẩm nổi tiếng của làng Đông Sàng. Thời gian gần đây, nhờ sự giúp đỡ của các tổ chức trong nước và quốc tế, các loại kẹo này luôn được cải tiến, đổi mới cũng như xin đăng ký xét nghiệm về các chỉ số, hàm lượng, VSATP. Các loại kẹo này đang được tiêu thụ và giới thiệu thường xuyên ở các hội chợ, triển lãm.

Bánh chè kho

Bánh được làm bằng nguyên liệu chính là đỗ xanh, đường kính. Đỗ được xay thành dạng bột nhỏ mịn rồi cho vào nồi đồ chín bằng hơi nước. Các phong chè kho được đúc ra từ khuôn gỗ có in hình chữ “Phúc” hay chữ “Lộc” bọc trong lớp giấy màu hồng nhạt. Bánh được bày trên mâm cỗ của tiệc làng, hội đình hay tiệc cưới…

Chè lam

Sản phẩm này ăn vào mùa đông sẽ ngon và hấp dẫn hơn. Người nấu cũng phải có những bí quyết riêng như cách pha nước gừng, đường, trộn bột. Mẻ chè phải được đánh đều tay rồi đổ ra mẹt, cán đều cho phẳng rồi chờ cho nguội mới dùng kéo cắt (khi chưa dùng ngay không nên để chè lam vào tủ lạnh nó sẽ đông cứng lại).

Bánh rán nước

Đĩa bánh thường có màu vàng, đó là màu của quả dành dành được người dân phơi khô giã lọc lấy nước trộn vào bột, nhân bánh làm bằng đỗ xanh, bề mặt bên ngoài có rắc ít vừng trắng. Bánh này được làm chín bằng nồi hấp cách thuỷ.

Thịt quay đòn tre

Nguyên liệu để làm món này gồm thịt ba chỉ tươi loại có lớp da dày, gia vị gồm hạt tiêu, nước mắm, mỳ chính, đặc biệt là lá ổi ta được thái nhỏ. Tảng thịt sau khi tẩm ướp được quấn vào đòn tre bằng dây thép chống rỉ. Thịt được quay trên lò than hoa trong thời gian 6 tiếng. Quãng thời gian ấy người thợ phải tập trung cao để điều chỉnh nhiệt lượng và vị trí của đòn quay cho phù hợp.

Gà Mía Cùng với các loài gà ở miền Bắc như: Đông Cảo, gà Hồ, gà Tân Sơn, Yên Thế, gà Mía cũng là giống gà nổi tiếng ở miền Bắc. Gà được nuôi vỗ bằng ngô, cám gạo, thóc, sắn. Dáng con gà thường có dạng đầu nhỏ, mình vuông (lúc còn nhỏ), da gà có màu đỏ au như trái gấc chín nhưng khi con gà có trọng lượng từ 2kg trở lên thì da của chúng bắt đầu chuyển sang màu vàng. Khi trưởng thành, gà trống Mía chính gốc có thể nặng tối đa 5 – 6kg, gà mái nặng 2,7 – 3kg. Gà trống có dáng thân to, hình chữ nhật, phần lớn lông có màu nâu chín. Sau khi đẻ 4 – 5 lứa, lườn của một số gà mái chảy xuống giống như yếm bò (đây là nét đặc trưng của gà Mía). Thịt gà Mía thơm ngon, có vị đậm, không nhũn như thịt gà công nghiệp cũng không dai quá như gà ta, da gà và khối mỡ màu vàng ăn rất giòn.

Tương

Đây là món ăn dân dã được các gia đình chế biến thường xuyên. Từ xa xưa có 2 loại tương được làm từ gạo và từ ngô. Nguyên liệu không thể thiếu là đỗ tương, muối, nước ngọt được lấy từ giếng đá ong. Tương được ủ và đậy nắp kín trong chum sành. Những tuần trời nắng nhiều sẽ rất thuận lợi cho việc làm tương. Trong chum hay hũ tương người ta thường để vào đó những quả cà bát hay khẩu thịt lợn luộc ( 2 thứ này bảo quản trong đó rất an toàn và làm thức ăn mặn rất tốt). Hiện nay ở thôn Mông Phụ có nhiều nhà làm tương rất ngon, tương cũng đang là món hàng được du khách ưa chuộng (dùng kho cá, kho thịt, chấm rau luộc, đậu phụ chiên …).

Củ cải khô Củ cải được trồng chủ yếu ở khu vực gò Lồ Cang, Áng Độ được người dân phơi khô dưới nắng (không sấy bằng lò than). Những miếng củ cải khô được đóng vào túi ni lông cỡ từ 100 – 200g, khi ăn phải ngâm với nước cho các miếng mềm và nở ra. Món này dùng xào với thịt bò, thịt lợn hay ngâm giấm. Ngoài những sản phẩm kể trên, khách du lịch còn có thể thưởng thức một số các sản phẩm khác do người dân chế biến để phục vụ nhu cầu hàng ngày cũng như các dịp lễ hội, sự kiện của làng như: Bánh gai, bánh rợm, bánh tẻ, chè nụ vối, hạt sen, chè lá sen … Di tích làng cổ ở Đường Lâm đang là điểm tham quan thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế. Ngoài việc được tham quan các di tích thì nhu cầu thưởng thức các sản phẩm ẩm thực là không nhỏ. Do vậy, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, các gia đình cũng cần chủ động xây dựng và tạo ra các sản phẩm mới đặc trưng tiêu biểu và đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao mức thu nhập, góp phần bảo tồn và tôn vinh các giá trị của di tích.

0 Bình luận